THIẾT KẾ SAO CHO XƯỞNG THOÁNG MÁT? (PHẦN II)
LÀM MÁT NHÀ XƯỞNG
Tiếp theo phần I, phần II của Làm mát nhà xưởng sẽ là các phương pháp làm mát khác theo thứ tự:
- Thứ 3 điều hòa công nghiệp.
- Thứ 4 Vật liệu bao che cách nhiệt.
- Thứ 5 Màu sắc vỏ bao che.
3. Điều hòa công nghiệp. Bao gồm các hình thức sau:
3.1 Sử dụng điều hòa trung tâm Chiller. (ngoài ra còn có VRV, VRF…)
a. Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa trung tâm Chiller.
- Chiller không trực tiếp xử lý không khí mà chỉ làm lạnh nước xuống khoảng 70C, nước vận chuyển tuần hoàn bên trong đường ống sẽ chảy qua các dàn trao đổi nhiệt FCU/AHU. Tại đây, nước lạnh tiến hành quá trình trao đổi nhiệt với không khí tuần hoàn trong phòng và làm giảm nhiệt độ trong phòng.
- Đồng thời, nhiệt độ bên trong hệ thống chiller tăng lên 120C do quá trình trao đổi nhiệt, lúc này nước sẽ được bơm tuần hoàn trở về Chiller để tiếp tục thực hiện cơ chế làm lạnh và tiếp tục giảm nhiệt độ của nước để phục vụ nhu cầu làm mát và điều hòa các gian phòng.
b. Hệ thống chiller bao gồm 5 phần cơ bản:
- Cụm trung tâm Water Chiller.
- Hệ thống đường ống bơm nước lạnh và nước lạnh.
- Hệ thống tải sử dụng trực tiếp: AHU, FCU, PAU, PHE …
- Hệ thống tải sử dụng gián tiếp như hệ thống van đường ống gió thổi, miệng gió, bình giãn nở…
- Hệ thống bơm – tuần hoàn nước thông qua Cooling Tower (nếu có) đối với hệ thống Chiller giải nhiệt nước.
c. Mô hình Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller
- Vòng tuần hoàn đỏ: Vòng tuần hoàn nước nóng được bơm vào Cooling Tower thải nhiệt này ra ngoài môi trường.
- Vòng tuần hoàn xanh: Vòng tuần hoàn gas lạnh thuộc cụm Water Chiller
- Vòng tuần hoàn tím nhạt: Vòng tuần hoàn nước lạnh bơm đến các thiết bị tải trực tiếp AHU, FCU, PAU, PHE.
- Vòng tuần hoàn vàng: Vòng tuần hoàn từ hệ thống ống gió được thổi vào phòng cần điều hòa không khí.
d. Ưu điểm:
- Công suất hoạt động lớn từ 5 – 1000 tons lạnh.
- Nhiệt độ sử dụng theo yêu được đảm bảo triệt để và chủ động.
- Kiểm soát được độ ẩm.
- Chất lượng không khí tốt.
- Vận hành dễ dàng và đơn giản bằng thiết bị điều khiển.
- Hệ thống hoạt động rất ổn định, độ bền cao có thể sử dụng lâu dài.
- Sử dụng nước làm lạnh nên không lo rò rỉ môi chất lạnh ra ngoài.
- Dễ dàng điều chỉnh công suất hoạt động, độ ẩm cho các phòng giúp tiết kiệm khả năng tiêu thụ điện năng, tiết kiệm chi phí hàng tháng cho chủ đầu tư.
- Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller phù hợp cho nhiều công trình lớn.
- Sự đa dạng trong công suất hoạt động cũng như các loại máy, hệ thống giải nhiệt, thiết bị trao đổi nhiệt…
e. Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành, bảo trì sửa chữa cao.
- Chiếm diện tích và không gian lớn.
- Hạn chế cho các mô hình nhỏ.
c. Ứng dụng của hệ thống:
- Hệ thống làm mát Chiller được sử dụng làm mát và hút ẩm không khí trong các cơ sở thương mại, công nghiệp và tổ chức quy mô vừa đến lớn.
- Thường được sử dụng làm lạnh có kiểm soát trong các ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp nhựa, chế biến hóa học, khách sạn.
3.2 Điều hòa dấu trần nối ống gió, điều hòa đặt sàn nối ống gió, điều hòa đặt sàn không nối ống gió …
a. Ưu điểm:
- Nhiệt độ sử dụng theo yêu được đảm bảo triệt để và chủ động.
- Kiểm soát được độ ẩm
- Chất lượng không khí tốt
- Vận hành dễ dàng và đơn giản bằng thiết bị điều khiển.
b. Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành, bảo trì sửa chữa cao.
- Chiếm diện tích và không gian lớn (ống gió).
c. Ứng dụng của hệ thống:
- Hệ thống điều hòa được sử dụng làm mát và hút ẩm không khí trong các công trình công nghiệp.
- Thường được sử dụng làm lạnh có kiểm soát trong các ngành chế biến thực phẩm và đồ uống, công nghiệp nhựa, chế biến hóa học, khách sạn.
3.3 Sử dụng máy làm mát bằng quạt hơi nước.
- Ưu điểm:
- Nhiệt độ giảm sâu từ 5 đến 10 độ C.
- Kiểm soát được độ ẩm.
- Cung cấp không khí sạch.
- Khả năng lọc sạch những bụi bẩn tạp chất qua lớp màng lọc bụi và lớp lọc siêu bền bằng giấy dạng uốn nếp tổ ong.
- Vận hành dễ dàng bằng thiết bị điều khiển.
b. Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao cho thiết bị máy móc và hệ thống nước cấp.
- Tốn chi phí lắp đặt, vận hành, bảo trì sửa chữa.
- Chiếm không gian cho hệ thống ống gió.
3.4 Sử dụng Phun nước làm mát mái tôn.
- Nguyên lý hoạt động.
- Nước được trữ trong bể chứa thông qua hệ thống nước cấp được vận chuyển và phân bố đều lên mái bằng đầu phun, nhờ đó mà mái (tôn) vật liệu hất thụ và bức xạ lớn không làm nóng không gian bên trong các nhà xưởng.
b. Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu thấp, chi phí vận hành thấp.
- Thời gian thi công và đưa vào sử dụng nhanh.
- Có thể thi công ở bất kỳ thời điểm nào; không ảnh hưởng đến các hoạt động của con người; không gây hại cho các cấu kiện, vật chất, máy móc xung quanh; cho nên đây là lựa chọn cần được cân nhắc ở mọi thời điểm.
- Tác dụng giảm nhiệt ngay lập tức, rất hiệu quả và chủ động.
- Linh hoạt, có thể ứng dụng được với quy mô nhỏ từ vài chục mét vuông tới quy mô lớn vài nghìn tới vài chục nghìn mét vuông.
- Không tốn diện tích và không gian trong xưởng.
c. Nhược điểm:
- Hệ thống nằm trên máy cao gây khó cho kiểm tra, bảo trì, sửa chữa.
- Nguồn nước cấp đảm bảo tránh ăn mòn mái tôn.
- Khả năng gây ồn như trời mưa.
- Chỉ áp dụng cho mùa nắng.
d. Ứng dụng:
- Ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau đặc biệt chuyên sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty...để làm mát không gian bên trong xưởng.
- Đặc biệt có thể sử dụng tốt cho các xưởng có mặt bằng mái rộng lớn.
3.5 Sử dụng phun sương làm mát trong nhà xưởng.
a. Ưu điểm:
- Chi phí lắp đặt và vận hành ít tốn kém, vận hành đơn giản.
- Thời gian thi công và đưa vào sử dụng nhanh.
- Có thể thi công ở bất kỳ thời điểm nào, không ảnh hưởng đến các hoạt động của con người, không gây hại cho các cấu kiện, vật chất, máy móc xung quanh cho nên đây là lựa chọn cần được cân nhắc ở mọi thời điểm.
- Làm mát chủ động và liên tục.
- Thực tế sử dụng hệ thống phun sương có tác dụng giải nhiệt, làm mát nhà xưởng rất hiệu quả và chủ động. Đặc biệt nhà xưởng càng cao, càng nóng thì hiệu quả làm mát càng lớn.
- Phun sương ngoài khả năng làm mát có thể ngăn chặn và dập bụi.
- Phun sương có khả năng hạn chế và đuổi côn trùng bay trong không khí.
- Trong khi thời tiết quá nóng nực, việc sử dụng phun sương sẽ tạo ra cảnh quan và không khí dễ chịu còn có tác dụng tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái dễ chịu cho công nhân lao động.
b. Nhược điểm:
- Hệ thống lắp đặt trên cao trong xưởng có thể: mất mỹ quan, chiếm không gian, gây khó cho kiểm tra, bảo trì, sửa chữa.
- Hệ thống có thể tạo độ ẩm gây ẩm móc thiết bị, máy móc, vật dụng bên dưới hệ thống.
c. Ứng dụng:
- Ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau đặc biệt chuyên sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty...để làm mát không gian bên trong xưởng.
- Đặc biệt có thể sử dụng tốt cho các xưởng có gây nhiều bụi bẩn và các thiết bị máy móc tạo nhiều nhiệt.
4. Vật liệu bao che cách nhiệt.
4.1 Nguyên lý hoạt động.
- Nguồn nhiệt từ mặt trời chiếu vào công trình được vật liệu cách nhiệt bố trí bên trong hoặc bên ngoài nhà xưởng làm giảm hấp thụ và bức xạ đến mức thấp nhất nên không làm nóng không gian bên trong các nhà xưởng.
4.2 Ứng dụng:
- Ứng dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau đặc biệt chuyên sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty...để làm mát không gian bên trong xưởng.
4.3 Các loại vật liệu cách nhiệt:
a. Sơn cách nhiệt: mái và vách bao che.
- Ưu điểm:
- Chi phí tương đối thấp, thi công nhanh chóng, tuổi thọ cao.
- Không tốn chi phí vận hành.
- Chi phí bảo trì sửa chữa thấp (có bảo hành và hỗ trợ sửa chữa của nhà cung cấp)
- Tuổi thọ cao (do không phải là thiết bị vận hành bằng chuyển động máy móc, thiết bị)
- Tận dụng để làm đẹp và đa dạng cho hình thức bao che công trình nhà xưởng.
- Rất thân thiện với môi trường.
- Thi công được trên nhiều loại vật liệu: tole, ngói, vữa trát, bê tông…
- Có thể thi công ở bất kỳ thời điểm nào, không ảnh hưởng đến các hoạt động của con người, không gây hại cho các cấu kiện, vật chất, máy móc xung quanh cho nên đây là lựa chọn cần được cân nhắc ở mọi thời điểm.
- Sau khi sơn chống nóng, ở thời điểm nhiệt độ cao nhất sẽ giảm nhiệt độ bề mặt được sơn xuống 10-25 độ C, giảm nhệt độ trong nhà từ 3-5 độ C so với ngoài nhà.
- Khả năng kháng nước cao nên chống thấm hiệu quả, bảo vệ và nâng cao tuổi thọ công trình.
- Khả năng chống ồn tốt
- Thân thiện với môi trường.
- Nhược điểm:
- Không có nhiều tác dụng giảm nhiệt cho mùa mưa, mùa mát.
b. Tôn lạnh: là loại tôn chỉ có một lớp và có lớp mạ là hợp kim nhôm kẽm. Trong lớp mạ này nhôm chiếm 55%, kẽm chiếm 43,5% và chất Sillicon chỉ chiếm có 1,5%.
- Ưu điểm:
- Chi phí tương đối thấp, thi công nhanh chóng, tuổi thọ cao.
- Không tốn chi phí vận hành.
- Chi phí bảo trì sửa chữa thấp (có bảo hành và hỗ trợ sửa chữa của nhà cung cấp)
- Tận dụng để làm đẹp và đa dạng cho hình thức bao che công trình nhà xưởng.
- Rất thân thiện với môi trường.
- Thời gian thi công và đưa vào sử dụng nhanh.
- Sở dĩ đây được gọi là tôn lạnh là bởi vì đây là loại tôn có khả năng phản xạ tối đa tia nắng từ mặt trời nhờ bề mặt sáng bóng, do vậy các công trình hay ngôi nhà được lợp bằng loại tôn này luôn khá là mát mẻ.
- Nhược điểm: Không có nhiều tác dụng giảm nhiệt cho mùa mưa, mùa mát.
c. Tôn PU cách nhiệt: là loại tôn cũng có tác dụng ngăn cản nhiệt lượng từ mặt trời vào bên trong các công trình hay các ngôi nhà. Tuy nhiên khác với loại tôn lạnh ở trên, loại tôn này được cấu thành từ 03 lớp đó là các lớp: lớp tôn, lớp PU chống cháy, lớp màng PVC hoặc một lớp giấy bạc. Ngoài ra, loại tôn này cũng có thể được cấu thành từ các lớp: tôn, xốp, tôn hoặc tôn, xốp, màng PVC.
- Ưu điểm:
- Chi phí tương đối thấp, thi công nhanh chóng, tuổi thọ cao.
- Không tốn chi phí vận hành.
- Chi phí bảo trì sửa chữa thấp (có bảo hành và hỗ trợ sửa chữa của nhà cung cấp)
- Tận dụng để làm đẹp và đa dạng cho hình thức bao che công trình nhà xưởng.
- Rất thân thiện với môi trường.
- Thời gian thi công và đưa vào sử dụng nhanh.
- Sở dĩ đây được gọi là tôn lạnh là bởi vì đây là loại tôn có khả năng phản xạ tối đa tia nắng từ mặt trời nhờ bề mặt sáng bóng, do vậy các công trình hay ngôi nhà được lợp bằng loại tôn này luôn khá là mát mẻ.
- Nhược điểm: Không có nhiều tác dụng giảm nhiệt cho mùa mưa, mùa mát.
d. Tấm cách nhiệt.
Hiện nay việc sử dụng tấm cách nhiệt cho nhà xưởng có nhiều loại khác nhau, ở đây được đề cập 2 loại thông dụng như sau:
Tấm cách nhiệt túi khí: cấu tạo bởi một lớp túi khí với các mặt nhôm hay xi mạ nhôm. Bề mặt tấm cách nhiệt sáng bóng có tác dụng phản xạ các bức xạ nhiệt, ngăn không cho nhiệt nóng xuyên qua. Lớp túi khí gồm các túi khí dạng tổ ong có tác dụng tản nhiệt và cách âm cho sản phẩm. Đây là dòng sản phẩm rất hiệu dụng trong việc chống nóng cho mái tôn các nhà xưởng.
Mút xốp cách nhiệt có bạc: được tạo thành bởi một lớp mút xốp hoặc nhiều lớp mút xốp Pe khác nhau nhưng chúng được phủ bên mặt ngoài của những lớp mút xốp bởi lớp giấy bạc có độ dày vừa phải. Lớp giấy bạc này sẽ có tác dụng phản xạ nhiệt lại với môi trường do đó được sử dụng để chống nóng và dùng để cách âm rất hiệu quả cho các công trình xây dựng hay các khu vực nhà xưởng sản xuất có mái che từ mái ngói, mái bê tông, mái tôn khác nhau đều rất hiệu quả.
- Ưu điểm:
- Chi phí tương đối thấp, thi công nhanh chóng, tuổi thọ cao.
- Không tốn chi phí vận hành.
- Chi phí bảo trì sửa chữa thấp (có bảo hành và hỗ trợ sửa chữa của nhà cung cấp)
- Rất thân thiện với môi trường.
- Thời gian thi công và đưa vào sử dụng nhanh
- Khả năng giảm 6 đến 10 độ c cho công trình sau khi sử dụng tấm cách nhiệt.
- Nhược điểm: Không có nhiều tác dụng giảm nhiệt cho mùa mưa, mùa mát.
5. Màu sắt vỏ bao che :
- Màu trắng và các màu sáng: phản xạ đủ để giảm nhiệt độ trong nhà đến một mức thấp hơn.
- Các màu trung tính lạnh: không hấp thụ hay phản xạ nhiều nhiệt từ mặt trời. Điều này có nghĩa các màu sắc này không tăng hay giảm đáng kể nhiệt độ của ngôi nhà. Tuy nhiên, các màu trung tính lạnh trung bình như màu xanh lá cây, xanh dương và màu xám giữ lại ít nhiệt trên mái tôn, vì tấm lợp kim loại và ván lợp không cách nhiệt cũng như gỗ và tấm lợp atfan.
- Các màu trung tính nóng: Ở đầu bên kia của quang phổ, các màu trung tính nóng cũng có tác dụng trung hòa nhiệt độ. Màu sắc trong thể loại trung tính nóng bao gồm tông màu trầm của màu đỏ, màu hồng, màu be và màu nâu nhạt. Tấm lợp kim loại sơn với những màu sắc này không làm tăng hay giảm đáng kể nhiệt độ của ngôi nhà.
- Màu đen và các màu tối: Bao gồm màu nâu sẫm, màu xám đậm và màu đen. Những màu sắc hấp thụ năng lượng nhiệt từ ánh sáng mặt trời và làm tăng nhiệt độ của trong nhà. Không giống như tấm lợp nhựa hắc ín hay mái cuộn đen, vật liệu kim loại ít cách nhiệt và không giữ lại nhiều nhiệt từ sự hấp thu. Tuy nhiên, nhiệt độ có thể tăng nhẹ do tính chất của màu sắc.
Màu sắc thường được quyết định bởi yếu tố phong thủy, nhận dạng thương hiệu, phong cách, tính thẩm mỹ của người làm thiết kế. Nhưng sau tất cả thì yếu tố thẩm mỹ cần được chú trọng để góp phần làm mát cho công trình sử dụng.
=> Trên đây là các biện pháp làm mát, thông gió, điều hòa nhà xưởng. Mỗi biện pháp điều có ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng riêng. Để phát huy tối đa những ưu điểm của mỗi biện pháp, cần biết rõ mục đích chính cần sử dụng, giá trị đạt được khi đầu tư, chi phí ban đầu cũng như về lâu về dài, để kết hợp với các bộ phận thiết kế kiến trúc và bộ phận kỹ thuật chuyên về giải pháp làm mát, thông gió, điều hòa nhà xưởng để tối ưu hóa giá trị đạt được.
Bài viết liên quan: Báo giá xây dựng nhà xưởng, nhà kho 2020
Liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin để được tư vấn chi tiết.
CÔNG TY TNHH TV ĐT XD CHÂU THÀNH
VPGD: VP L009 Tòa nhà 59 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.7301.5288
Hotline: 0983.84.33.82
Email: chauthanh2005@gmail.com
Website: https://chauthanh.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/chuyenxaydungnhaxuong/
Zalo: https://zalo.me/0963835288
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCPGv24R_lGfK0xXCpG1p28A