KHOAN CẤY THÉP – BU LÔNG HÓA CHẤT

Khoan cấy thép – bu lông hóa chất là gì? Là việc liên kết thép, bu lông vào cấu kiện bê tông hiện hữu nhờ sử dụng hóa chất có độ liên kết cao, nhằm tạo ra những mối liên kết đáp ứng được yêu cầu chịu lực mà không phá vỡ kết cấu hiện hũu.

Khoan cấy thép – bu lông hóa chất là một giải pháp có nhiều ưu điểm trong nâng cấp công trình, cải tạo công trình. Nó giải quyết được vấn đề liên kết cấu kiện hiện hữu và cấu kiện mới theo cách tương đối đơn giản, tiết kiệm thời gian, chi phí.

 

Thép sau khi khoan cấy 1
Thép sau khi khoan cấy 2

 

Thép sau khi khoan cấy
Thép sau khi khoan cấy 2

 

Hiện nay, thị trường có rất nhiều thương hiệu cho bu lông hóa chất như: Hilti, Sika, Ramset, Kem up, Strong Hold...

Vẫn có nhiều người có cảm giác không yên tâm khi sử dụng bu lông hóa chất, có cảm giác như không thể có loại keo nào đủ khả năng tạo ra liên kết đủ chắc chắn để ‘dán’ thép và bê tông lại với nhau. Sau đây chúng ta xem qua thuyết minh tính toán của một công trình thực tế.

 

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG BU LÔNG HÓA CHẤT KEM UP

I. Tính toán khả năng chịu lực của bu lông hóa chất

1. Đặc tính:

KEM UP 934 là hóa chất 2 thành phần có tỉ lệ 3:1 về thể tích gồm gốc nhựa epoxy và chất làm cứng. Hai thành phần hóa chất này sẽ được trộn đều nhau thông qua vòi trộn tĩnh khi bơm vào lỗ khoan bằng dụng cụ bơm chuyên dụng.

 

2. Thông số kỹ thuật:

 

thông số kỹ thuật 1

thông số kỹ thuật 2

 

Nguồn: (http://www.friulsider.com.vn/hoa-chat-cay-thep/kem-up-epoxy-ce/)

 

3. Các bước thi công:

Bước 1: Khoan lỗ với  đường kính và độ sâu theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại cốt thép cần bổ sung.

Bước 2: Làm sạch lỗ bằng chổi kim loại và máy thổi hơi hoặc máy nén khí

Bước 3: Bơm ma tít vào lỗ từ đáy lỗ đến khi ma tít điền đầy khoảng ½ lỗ

Bước 4: Cắm thanh ren hoặc thép từ ngoài vào trong, vừa cắm vừa xoay tròn để đảm bảo ma tít đầy lỗ và bám kín thân thanh ren hoặc thép

Bước 5: Chờ ma tít đông cứng (khoảng 10 phút)

 

hình ảnh minh họa các bước thi công

 

II. TÍNH TOÁN LỰC NHỔ CHÂN CỘT ĐỐI VỚI HẠNG MỤC NHÀ VĂN PHÒNG CÔNG TRÌNH

1. Tiêu chuẩn thiết kế:

-   TCVN 2737 – 1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế

-   TCVN 5575 – 2012: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế

-   Các tài liệu chỉ dẫn hiện hành liên quan khác.

2. Tính toán tải trọng:

  1. Tính toán tĩnh tải:
    • Tải trọng bản thân: phần mềm tự tính
    • Mái tole: 5 kg/m2
    • Xà gồ: 4.24 kg/m2
  2. Hoạt tải:
    • Hoạt tải gió: Vùng I.A, địa hình B, Wo = 55kg/m2, n = 1,2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tính toán nội lực:

Sử dụng phần mềm SAP 2000 để tính toán. Ta có kết quả:

  1. Sơ đồ tính:

 

 

b. Tĩnh tải:

 

Biểu đồ tĩnh tải
Biểu đồ tĩnh tải

 

c. Biểu đồ phản lực

 

Biểu đồ hoạt tải gió
Biểu đồ hoạt tải gió

 

d. Biểu đồ phản lực

 

Biểu đồ phản lực
Biểu đồ phản lực

 

Vậy, với trường hợp gió cấp 12, chân cột chịu lực nhổ N=0.24T

So sánh với khả năng chịu lực nhổ 2 bulon M16 là 2.2T > N=0.24T.

Kết luận:

Bulon M16 khoan cấy hóa chất an toàn khi có gió cấp 12 

Trên đây là một số chia sẻ về khoan cấy thép – bu lông hóa chất. Để được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn, vui lòng gọi số 0983 843382 hoặc để lại thông tin tạy ĐÂY

 

Liên hệ trực tiếp hoặc để lại thông tin để được tư vấn chi tiết.

CÔNG TY TV ĐT XD CHÂU THÀNH

VPGD: VP L009 Tòa nhà 59 Chế Lan Viên, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.7301.5288

Hotline: 0983.84.33.82      

Email: chauthanh2005@gmail.com

Website: https://chauthanh.com.vn/                 

Facebook: https://www.facebook.com/chuyenxaydungnhaxuong/

Zalo:  https://zalo.me/0963835288

Bài viết liên quan

Copyright © 2017chauthanh.com.vn
Designed byViễn Nam
image